Facebook Marketing thật ra là gì?

Và thông thường, số lượng view tổng cộng sẽ lớn hơn số lượng view độc nhất do nội dung được quảng bá này sẽ hiển thị nhiều lần trên timeline của fan.

Có rất nhiều cách để bạn có thể đến được với người dùng cuối (End-User): Follower, Fan, User, Customer,… Bạn có thể đi vào cảm xúc của họ, bạn có thể đi vào tri thức của họ, bạn đi kiểu gì cũng được… Miễn là không phải hack, spam, break the law,… thì đó là bạn đang làm Facebook Marketing.

Facebook Marketing chúng ta sẽ chia ra làm 2 nhóm đối tượng, 1 nhóm là những người có nhu cầu làm Marketing (Facebook Marketer), 1 nhóm là người dùng (Facebook User).

1 Facebook Marketer: Đó là những người muốn…
– Muốn phát triển thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân) thông qua tài khoản cá nhân (profile).
– Muốn tăng hiệu quả kinh doanh hoặc lợi ích thông qua tài khoản cá nhân (profile).
– Muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua tài khoản cá nhân (profile) – thường ít dùng.
– Muốn phát triển thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân) thông qua fanpage – thường dành cho người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng.
– Muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua fanpage – brands lớn đều có mặt trên đây.
– Muốn phát triển kinh doanh thông qua fanpage – rất nhiều công ty, cửa hàng, cá nhân có chọn kênh này.
– Muốn phát triển kế hoạch phi lợi nhuận (đi đến lợi ích về sau) thông qua fanpage – những fanpage tình yêu, nghệ thuật sống…
– Muốn phát triển cộng đồng nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân).
– Muốn phát triển cộng đồng nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu doanh nghiệp.
– Muốn phát triển cộng đồng nhằm phục vụ người dùng sản phẩm của mình thông qua Group
– Muốn phát triển cộng đồng với mục đích phi lợi nhuận (đi đến lợi ích về sau) thông qua Group
– Muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua Event – tổ chức các sự kiện,…
– Muốn phát triển thương hiệu cá nhân thông qua Event.
– Muốn phát triển kinh doanh thông qua Event.
– Muốn phát triển triển thương hiệu cá nhân (hình tượng cá nhân) thông qua các cuộc thi (contest) trên các profile/group/fanpage/event.
– Muốn phát triển triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua các cuộc thi (contest) trên các profile/group/fanpage/event.
– Muốn phát triển kinh doanh thông qua các cuộc thi (contest) trên các profile/group/fanpage/event.
– Muốn phát triển cộng đồng với mục đích phi lợi nhuận (đi đến lợi ích về sau) trên các profile/group/fanpage/event.

– Và bạn đang ở phần nào trong danh sách trên?
Ngoài ra còn khá nhiều cái muốn bất chính khác, như việc muốn phát triển cộng đồng để chửi bới, làm trò nhảm, muốn tăng nhiều bạn bè bằng cách tạo profile girl xinh,… những cái này mình xin phép bỏ qua.

2 Facebook User
Khi chúng ta biết mình muốn gì đã là một thành công, và việc tìm ra một (hoặc nhiều) người để chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu của họ lại là một thành công mới, hay đơn giản là tìm ra nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm của chúng ta – tất nhiên là trên kênh Facebook. Và mục đích cuối cùng là giá trị chuyển đổi (convert):

– Profile: user-follower, user-friend, follower-friend, user- customer, follower-customer, friend-customer.
– Fanpage: user-fan, user-customer, fan-customer.
– Group: user-member, member-customer.
– Event: user-member, user-customer
– Contest: user-member

Tức là từ những người dùng Facebook xa lạ, từ những khách vãng lai ở đâu đó, điều mà 1 người Facebook Marketer cần là biến người dùng đó thành người like fanpage của mình, thành người follow mình, thành member trong cộng đồng của mình, tham gia vào sự kiện của mình, tham gia vào cuộc thi của mình,…

Và làm sao để làm được điều đó, khi chúng ta đã xác định được mục tiêu và đối tượng mục tiêu?

3 Facebook Marketing Strategy
Có rất nhiều cách để những Facebook Marketer có thể đi được đến trái tim, hay túi tiền của Facebook User, và chúng ta có thể tóm gọn nó lại trong 3 cách:

3.1 APPLICATION – App Facebook
Chiến lược Facebook Marketing có sử dụng Apps là chiến dịch rất hiệu quả và cũng rất dài hơi. Trong chiến dịch Facebook Marketing Application thường sẽ có 3 nhóm chính: User-Marketer-Developer App. Facebook Application sẽ được chia làm 2 loại chính theo nhu cầu của Facebook Marketer:

– App Quality: Với những app chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là rất lớn, vì thế nên việc của người làm Facebook Marketer là nghiên cứu đặc tinh sản phẩm/dịch vụ, tìm ra điểm khác biệt. Nghiên cứu sâu về hành vi và nhận thức của người dùng trên Facebook, thể hiện rõ thông điệp, điểm khác biệt, hay việc đáp ứng được nhu cầu người dùng ra bên ngoài, mọi thứ đều cần phải đúng quy trình và chuẩn xác. Vì không có ai muốn tiền của mình bỏ ra nhiều mà không thu về được nhiều cả. Đặc điểm của những App này là mang lại giá trị cho người dùng (tiền thưởng, quà tặng,…), chi phí đầu tư lớn, đầu tư xây dựng nội dung, giao diện đồ họa đẹp mắt, có khả năng tương tác, có yếu tố lan truyền cao, hiệu ứng tích cực, và ứng dụng hoạt động ngay trên nền facebook…
– App Low: Với những app kém chất lượng, chi phí và thời gian bỏ ra là ít, không đáng kể, app dạng này mọc ra như nấm, biến thiên đủ các trò, nhưng biến kiểu gì thì biến cũng chỉ dừng lại ở mức hiển thị định dạng Text, hoặc Image. Những app dạng này thường có xu hường “lừa” người chơi, tạo cho họ một cảm xúc tò mò, ví dụ như những app: “Lúc nào bạn chết, Ai hay vào tường nhà bạn, Mách nhỏ,…”
Tuy không mang lại giá trị cho người dùng nhưng những app dạng này cũng đánh được vào tâm lý của người dùng, cộng với việc sử dụng một số thủ thuật, app low có yếu tố lan truyền khá cao, và ứng dụng thường không hoạt động trên nền facebook mà hoạt động ở một trang nào đó, nền trắng tinh và có 1 hình có nhiệm vụ CTA (Call to action) ở chính giữa màn hình.

3.2 ADS – Quảng cáo

Với những ưu điểm vượt trội của mình về người dùng, mức độ tương tác, là một thị trường béo bở với tất cả các bên. Không có lý do gì Facebook bỏ qua dịch vụ cho phép người dùng mua quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của họ.

Cách thức hoạt động của quảng cáo Facebook: Các doanh nghiệp trả tiền cho Facebook để hiển thị quảng cáo cho những người có thể quan tâm đến tin nhắn của họ.

Những ưu điểm khi quảng cáo Facebook

– Luôn hướng đến đúng đối tượng là khách hàng tiềm năng: Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh hướng đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo facebook của mình. Trong đó bao gồm việc định hướng các đối tượng nào sẽ thấy được quảng cáo như: giới tính, độ tuổi, địa lý, ngôn ngữ, sở thích. Hay nhắm trực tiếp đến những đối tượng (người dùng) bạn chỉ định.

– Chỉ trả tiền khi có người mong muốn sử dụng dịch vụ của bạn: Facebook cho bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPC (cost per click) hoặc CPM (cost per impression). Với CPC, bạn chỉ phải trả tiền cho những người click vào quảng cáo của bạn mà thôi. Với CPM bạn cũng chỉ trả tối thiểu từ 0.03$/1000 lần hiển thịmẫu quảng cáo (tương đượng 600đ/1000 lần hiển thị). Đây là mức chi phí rất hợp lý.

Tính linh hoạt cao:

Điều chỉnh chiến dịch dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi giữa 2 hình thức trả phí từ CPC sang CPM và ngược lại. Hơn nữa, các thông số khác cũng được điều chỉnh dễ dàng để chiến dịch của bạn tối ưu hơn.
Nội dung quảng cáo facebook hiển thị hình ảnh và lời giới thiệu kèm theo. Đây là một hình thức quảng cáo tiên tiến và được nhiều công ty áp dụng để đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với nhiều người. Nội dung quảng cáo facebook có thể kèm theo cả các tương tác của bạn bè người dùng với sản phẩm/dịch vụ đó để tăng độ tin cậy.
Không phụ thuộc ngân sách: Bạn không nhất thiết phải trả một ngân sách cố định. Tùy vào tình hình thực tế, bạn có thể yêu cầu điều chỉnh ngân sách hàng ngày hoặc hàng tháng cho phù hợp với chiến dịch của mình.
Phân phối quảng cáo hợp lý: Facebook luôn đảm bảo rằng quảng cáo trên facebook được phân bổ đều đặn dựa trên ngân sách của bạn. Sẽ không có trường hợp quảng cáo tập trung quá nhiều vào người này và không xuất hiện ở người khác. Do đó, Quảng cáo của bạn sẽ luôn xuất hiện đến các khách hàng tiềm năng.
+ Các dạng quảng cáo Facebook
a. Facebook Promote

Là hình thức quảng bá các thông tin được cập nhật từ fanpage tới một số lượng người dùng nhất định đã “Like” page trước đó. Bởi trên thực tế, nếu người dùng đã Like page nhưng không tham gia tương tác với page, timeline Facebook (màn hình hiển thị nội dung cập nhật từ bạn bè) của họ sẽ không hiện các cập nhật của page.

Khi người quản trị page đồng ý chi trả một số tiền nhất định để quảng bá nội dung vừa cập nhật từ page, Facebook sẽ đảm bảo việc nội dung đó sẽ được hiển thị trên timeline của những người dùng đã Like page bất kể có tham gia tương tác với page hay không.

Và thông thường, số lượng view tổng cộng sẽ lớn hơn số lượng view độc nhất do nội dung được quảng bá này sẽ hiển thị nhiều lần trên timeline của fan.

b. Facebook Ads – Quảng cáo Facebook
Facebook Ads hay còn được gọi là Sponsored Ads (quảng cáo được tài trợ) là các quảng cáo được hiển thị tại các vị trí đặt quảng cáo cố định trên website. Và điểm khác biệt lớn nhất giữa Facebook Ads và Facebook Promoted Post chính là việc Facebook Ads sẽ được hiển thị đối với một nhóm người dùng cụ thể với các tiêu chuẩn đề ra trước đó. Trong khi đó, Facebook Promoted Post chỉ hiện thị tới người dùng đã bấm Like page.

Và tất nhiên, trong số những người dùng nhìn thấy Facebook Ads, chắc chắn sẽ có một số lượng người dùng nhất định đã là fan của page. Và cũng giống như hình thức thứ 1, Facebook Ads có thể được hiện thị rất nhiều lần cho cùng một người dùng.

– Tham gia vào bài viết trên trang : Quảng bá bài viết cụ thể trên Fanpage của bạn tăng lượt view, share.
Số lượt thích trang : Tăng like cho fanpage của bạn.
– Truy cập vào trang web : Tạo quảng cáo để mọi người truy cập trực tiếp vào website của bạn.
– Lựa chọn quảng cáo hiển thị cột bên phải hoặc trên cả bảng tin (nếu bạn có fanpage).
– Chuyển đổi trang web : Tạo pixel lấy code add vào website của bạn và theo dõi tỉ lệ chuyển đổi đến 1 trang mà bạn mong muốn quảng cáo sẽ được hiển thị.
– Lượt cài ứng dụng : Tạo quảng cáo đề khuyến khích mọi người cài đặt ứng dụng của bạn.
– Tham gia ứng dụng : tạo quảng cáo để có thêm hoạt động trên ứng dụng Facebook của bạn. Cách tạo quảng cáo tương tự lượt cài ứng dụng.
– Tham gia sự kiện : Tạo quảng cáo để quảng bá sự kiện
– Yêu cầu nhận ưu đãi : Tạo quảng cáo để quảng bá khuyến mại.
+ Một số tài liệu bạn có thể tìm đọc về quảng cáo Facebook

Thăng hạng bài viết trên trang cá nhân: Promote Post Profile
Ebook Power Editor (Tiếng Việt)
Ebook Facebook Insights (Tiếng Việt)
UID là gì? Nó có ăn được không?
3.3 CONTENT: Phần cuối cùng, và cũng là phần quan trọng trong mỗi chiến lược Marketing Online nói chung, hay Facebook Marketing nói riêng, đó là CONTENT (nội dung). Content là yếu tố dễ dàng nhất để đạt được đến độ lan truyền nội dung, lan truyền cảm xúc (Viral Marketing).

Một số loại content phổ biến trên Facebook:

– Cập nhật sản phẩm/dịch vụ từ các store.
– Nội dung ưu đãi.
– Bài viết dạng câu hỏi để người đọc có hành động comment trả lời.
– Tổ chức cuộc thi
– Tổ chức sự kiện
– Nội dung mang tính xã hội.
– Thông tin về các thương hiệu.
– Nội dung giao dịch cụ thể.
– Các loại nội dung khác.
Và để làm Content tốt, ngoài việc phân tích Insight đối tượng mục tiêu, bạn cần phải có khả năng viết tốt (Copywriting).

4 Lời kết cho khái niệm Facebook Marketing

Kể từ năm 2013 đã đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, truyền thông đa phương tiện, marketing online và facebook marketing. Ngày nay Facebook đã và đang tiếp tục thay đổi, họ hoặc là cần phải đáp ứng nhu cầu của người dùng, hoặc là cần phải tạo ra những nhu cầu mới, vì người dùng luôn luôn có xu hướng thay đổi nhu cầu của mình theo thời gian, nhận thức, cộng đồng,…

Facebook Marketing lúc đó sẽ thực sự là một chiến trường dành cho những người làm Facebook Marketing, Facebook sẽ thông minh hơn, nhiều cạnh tranh giữa những Facebook Marketer hơn, những người hỗ trợ kỹ thuật cũng sẽ thông minh hơn, nội dung sẽ đa dạng hơn, và quan trọng là người dùng cũng sẽ thông minh hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *